5 nguyên tắc thiết kế cầu thang đẹp, đảm bảo công năng

Đối với những ngôi nhà cao tầng thì việc thiết kế cầu thang đẹp không chỉ đơn giản là yếu tố cấu thành mà còn là điểm nhấn nghệ thuật cho không gian sống thêm phần trọn vẹn. Tùy theo đặc điểm, diện tích căn nhà cũng như bố cục không gian sẽ có các kiểu cầu thang khác nhau. Để giúp bạn có thêm sự lựa chọn, Kiến Trúc VN sẽ gửi đến bạn bộ sưu tập 30+ mẫu thiết kế cầu thang đẹp, hiện đại và sang trọng nhất hiện nay.

1. 5 nguyên tắc vàng giúp thiết kế cầu thang đẹp

Dưới đây là 5 nguyên tắc quan trọng để bạn có thể thiết kế cầu thang vừa đẹp mắt, vừa an toàn, mang lại sự hài hòa cho ngôi nhà của mình.

1.1. Đảm bảo tính an toàn

Cầu thang chính là cầu nối giữa các tầng và mật độ di chuyển lên xuống hàng ngày ở khu vực này là rất nhiều. Do đó, khi thiết kế cầu thang bắt buộc phải cân đối giữa yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật và chú trọng tính an toàn, đặc biệt là đối với gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Trong đó, bạn có thể xác định một chiếc cầu thang có an toàn không thông qua các thông số cơ bản như: chiều cao, độ rộng vế thang, chiều rộng mặt bậc thang, độ cao cổ bậc, độ cao lan can, gờ mặt bậc hay chiếu nghỉ. Tùy theo đặc điểm cầu thang mà tiêu chuẩn thiết kế cũng khác nhau, dưới đây là thông số cầu thang phổ biến:

  • Chiều cao cầu thang: Phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà. Thông thường, chiều cao cầu thang sẽ rơi vào khoảng 3,6m đến 3,9m với số bậc phong thủy là 21 hoặc 25.
  • Độ dốc: Độ dốc cầu thang lý tưởng là từ 33- 36 độ.
  • Độ rộng: Thường rơi vào khoảng 60 đến 90 cm. Đây là độ rộng để một người có thể đi lại thoải mái.
  • Về chiều rộng bậc thang: Tối thiểu là 25cm và không nên vượt quá 30cm bởi độ rộng bậc thang sẽ ảnh hưởng đến thông số chiều dài cũng như độ dốc của chiếc thang.
  • Chiếu nghỉ nên được thiết kế sau 11 bậc thang, thường rơi vào bậc 13 hoặc bậc 15 và có độ rộng 60- 80cm.
  • Độ cao đổ bậc nằm trong khoảng 15- 18cm để người dùng cảm thấy thoải mái khi leo cầu thang.
  • Chiều cao lan can: Nên có độ dài khoảng 0,9- 1,1m. Đối với những gia đình có người già hoặc trẻ em thì nên thiết kế cầu thang có chiều cao 1,1m để đảm bảo an toàn.

Khi thiết kế cầu thang cần đảm bảo được tính an toàn

1.2. Phù hợp theo diện tích nhà ở

Bên cạnh tính an toàn, việc thiết kế cầu thang còn cần phù hợp với đặc điểm hình dáng, kích thước căn nhà để cho hiệu quả tối ưu nhất. Với những ngôi nhà có diện tích rộng, kiểu dáng cầu thang sẽ có thể áp dụng theo sở thích và phong cách của gia chủ. Tuy nhiên, đối với những căn nhà nhỏ, hẹp như nhà ống thì dạng cầu thang chữ L hoặc cầu thang xoắn ốc sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn cả.

Nên thiết kế cầu thang phù hợp theo diện tích nhà ở

1.3. Giá trị thẩm mỹ

Ngày nay, thiết kế cầu thang không chỉ đơn thuần là bộ phận cấu trúc ngôi nhà mà còn là điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian. Bởi lẽ đó, những mẫu cầu thang đẹp luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các gia chủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng tầm thẩm mỹ khu vực cầu thang bằng cách vận dụng những trang trí đơn giản, phổ biến như tiểu cảnh sân vườn, hòn non bộ,… hay là tận dụng gầm cầu thang để làm kệ tủ đựng sách, đồ trang trí nhằm tối ưu không gian.

Lưu ý đến giá trị thẩm mỹ của kiến trúc cầu thang

1.4. Vị trí cầu thang

Nhìn chung, vị trí đặt cầu thang sẽ liên quan đến cấu tạo không gian trong nhà và phong thủy nhà ở. Ví dụ, đối với loại hình nhà ống, cầu thang thường được bố trí ở khoảng giữa phần trước và sau ngôi nhà (giữa phòng khách và phòng bếp). Tại vị trí này, gia chủ có thể thiết kế cầu thang kết hợp giếng trời để lấy sáng cho căn nhà. Lưu ý là cầu thang nên đặt ở mép tường để tránh phạm trung cung theo quan niệm phong thủy. Trong trường hợp nếu đặt cầu thang giữa nhà phạm trung cung, hãy xây dựng cầu thang dời lùi ra sau nhà.

Khi thiết kế cần lưu ý đến vị trí của cầu thang

1.5. Yếu tố phong thủy trong thiết kế cầu thang

Được ví như “xương sống” của ngôi nhà nên cầu thang nên đặt ở nơi thoáng đãng, dồi dào sinh khí cũng như năng lượng. Thông thường, cầu thang luôn đi lên từ hướng tốt, nằm bên trái hoặc bên phải ngôi nhà và được bố trí vào các cung tốt như Âm Quý Nhân, Dương Quý Nhân, Thiên Mã, Thiên Lộc, Đào Hoa và nên tránh những cung có Thiên Hình, Địa Sát. Ngoài ra, gia chủ cũng nên chú ý đến những điều sau để không phạm phong thủy khi xây dựng cầu thang như:

  • Không thiết kế cầu thang đối diện cửa ra vào hoặc cửa phòng ngủ, nhà vệ sinh.
  • Không nên thiết kế cầu thang đối diện góc nhà.
  • Trong trường hợp nhà có hai cầu thang thì nên bố trí chúng ở hướng khác nhau, không được đối diện nhau.
  • Tránh bố trí bếp nấu, lò sưởi bên dưới cầu thang.

Yếu tố phong thủy trong thiết kế cầu thang

2. Tổng hợp các mẫu cầu thang đẹp, ấn tượng 2025

Mời bạn cùng điểm qua các mẫu cầu thang đẹp với lối thiết kế ấn tượng dẫn đầu xu hướng năm 2025:

2.1. Mẫu cầu thang thẳng đẹp, hiện đại

Các mẫu cầu thang thẳng luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi thiết kế đơn giản, tính ứng dụng cao và phù hợp với hầu hết các loại nhà ở. Đa phần các mẫu cầu thang thẳng sẽ được ưu tiên cho những ngôi nhà thiết kế theo phong cách hiện đại, tối giản.

Mẫu cầu thang thẳng đẹp, hiện đại

Mẫu cầu thang thẳng đẹp, hiện đại

Mẫu cầu thang thẳng đẹp, hiện đại

2.2. Mẫu cầu thang dạng xoắn ốc

Cầu thang xoắn hay còn gọi là cầu thang xoắn ốc, thang xoắn đã xuất hiện từ rất lâu. Thế nhưng loại cầu thang này chỉ mới thực sự đột phá trong những năm gần đây, khi mà các phương pháp thi công đa dạng cho phép các kiến trúc sư có thể thỏa sức sáng tạo để tạo nên công trình ấn tượng.

Về đặc điểm, đây là kiểu cầu thang có thiết kế các bậc thang xoay quanh một trụ theo phương thẳng đứng và thường được làm từ các vật liệu như gỗ, bê tông, inox, sắt, kính… Với sự độc đáo trong cấu trúc, mẫu thang này sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho những ai đang tìm kiếm một điểm nhấn ấn tượng cho không gian hay tối ưu hóa diện tích cho những ngôi nhà nhỏ.

Mẫu cầu thang dạng xoắn ốc 1

Mẫu cầu thang dạng xoắn ốc 2

Mẫu cầu thang dạng xoắn ốc 3

2.3. Thiết kế cầu thang chữ U

Về thiết kế, cầu thang chữ U là loại cầu thang song song với hai tay vịn nối với nhau bằng chiếu nghỉ- điểm bắt đầu cho 2 nhánh cầu thang song song. Đây là mẫu cầu thang được nhiều gia chủ yêu thích bởi sự phá cách, mới mẻ và tính ứng dụng cao khi có thể kết hợp với đa dạng phong cách từ hiện đại đến cổ điển, tân cổ điển. Bên cạnh đó, với ưu điểm nổi bật ở phần chiếu nghỉ thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình cho người già và trẻ nhỏ.

Thiết kế cầu thang chữ U mẫu 1

Thiết kế cầu thang chữ U mẫu 2

Thiết kế cầu thang chữ U mẫu 3

2.4. Mẫu cầu thang đẹp thiết kế chữ L

Nhìn chung, cầu thang chữ L sẽ có phần khá tương đồng với cầu thang chữ U nhưng thiết kế sẽ đơn giản hơn và chiếm diện tích ít hơn. Với cầu thang chữ L, gia chủ có thể tận dụng khoảng trống dưới gầm cầu thang để làm kho lưu trữ hoặc hệ tủ kệ để tăng thêm không gian lưu trữ cho nhà. Nhìn chung, mẫu cầu thang đẹp với hình dáng chữ L sẽ là một giải pháp tối ưu không gian sử dụng cho những căn nhà có diện tích không quá lớn như nhà ống, nhà phố.

Cầu thang đẹp thiết kế chữ L mẫu 1

Cầu thang đẹp thiết kế chữ L mẫu 2

Cầu thang đẹp thiết kế chữ L mẫu 3

2.5. Mẫu cầu thang xương cá đẹp

Tên gọi của mẫu cầu thang này chính là xuất phát từ đặc điểm cấu trúc khung xương thang. Về cấu tạo, mẫu cầu thang xương cá sẽ có các bộ phận chính là phần trục xương sống chịu lực nằm chính giữa và chạy dọc theo chiều dài cầu thang, các bậc thang, tay vịn. Về chất liệu, cầu thang xương cá thường xoay quanh những chất liệu quen thuộc như sắt, kim loại, gỗ, bê tông, inox và kính. Mẫu cầu thang xương cá thường sẽ được lắp đặt sát tường, thang có dạng thẳng, ziczac, chữ L hoặc chữ U tùy theo ý thích của gia chủ, mang đến vẻ đẹp độc đáo và sự thông thoáng cho không gian.

Mẫu thiết kế cầu thang cấu trúc xương cá độc đáo

Mẫu thiết kế cầu thang xương cá

2.6. Mẫu thiết kế cầu thang dây cáp

Cầu thang dây cáp (cầu thang treo) có cấu tạo chủ yếu từ những sợi cáp tăng đơ inox 304 bọc nhựa có độ dày 6mm – 8mm và được căng từ đỉnh trần nhà đến lan can cầu thang theo phương thẳng đứng. Thoạt nhìn tưởng chừng như chỉ có tác dụng trang trí không gian nhưng bằng khoảng cách hợp lý giữa các sợi dây cáp, đây được xem là mẫu cầu thang an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ.

Thiết kế cầu thang dây cáp mẫu 1

Thiết kế cầu thang dây cáp mẫu 2

2.7. Mẫu cầu thang có giếng trời

Ngày nay, nhiều người thường có xu hướng thiết kế cầu thang tích hợp với giếng trời để tối ưu nguồn sáng vào nhà và giúp không khí lưu thông tốt hơn. Đây còn là giải pháp kiến trúc thường được áp dụng cho những ngôi nhà ống, nhà phố có đặc điểm dài sâu, ngang hẹp và chỉ có một mặt thoáng.

Mẫu cầu thang có giếng trời 1

Mẫu cầu thang có giếng trời 2

3. Một số lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà

  • Thiết kế cầu thang chú trọng tính đơn giản: Theo quan niệm phong thủy học phương Đông, cầu thang là nơi lưu chuyển luồng khí giữa các tầng. Bởi lẽ đó, cầu thang nên được thiết kế đơn giản, tránh phức tạp vì điều này sẽ khiến các dòng khí khó hanh thông, cản trở tài lộc, vượng khí của gia chủ.
  • Nên thiết kế cầu thang kèm giếng trời: Đây sẽ là giải pháp tối ưu giúp phân bổ ánh sáng tự nhiên xuyên suốt từ trên xuống và đồng đều cho các tầng, không gian trong nhà.
  • Chú ý đến màu sắc và hình dáng cho cầu thang: Để tạo được sự hài hòa cho toàn tổng thể, bạn nên lưu ý đến màu sắc và kiểu dáng cầu thang sao cho phù hợp. Tránh trường hợp chiếc cầu thang bị lạc quẻ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ công trình.

Một số lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà

Trên đây là một số mẫu cầu thang đẹp, đa dạng hình dáng theo từng không gian nhà ở cùng với một số lưu ý khi thiết kế cầu thang chuẩn phong thủy, đảm bảo thẩm mỹ và an toàn khi sử dụng. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp giúp bạn thành công trong việc xây dựng cầu thang cho ngôi nhà của mình.

Đánh giá