[Kinh nghiệm hay] Làm thế nào để thiết kế nhà vệ sinh đẹp?

Từ các không gian biệt thự sang trọng, chung cư đẳng cấp cho đến những ngôi nhà bình dân trong ngõ nhỏ đều không thể thiếu được một không gian chức năng vô cùng cần thiết – đó chính là nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh là một căn phòng chức năng quan trọng trong ngôi nhà của bạn, là nơi xử lý những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hằng ngày của con người. Ngày nay, với nhu cầu hưởng thụ cuộc sống ngày càng cao, nhà vệ sinh không chỉ cần sạch sẽ mà còn phải đẹp, phải tiện nghi. Vậy làm thế nào để thiết kế nhà vệ sinh đẹp, đáp ứng nhu cầu sử dụng và hưởng thụ của chủ sở hữu, hãy cùng Kiến Trúc VN tìm hiểu bài viết ngày nhé!

1. Một số lưu ý cần thiết để bố trí thiết kế nhà vệ sinh đẹp

Không phải ngôi nhà nào cũng có đủ diện tích để có được những nhà vệ sinh rộng rãi, chính vì vậy việc quan tâm đến diện tích phòng vệ sinh cũng như kích thước và số lượng các thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh là một lưu ý hết sức quan trọng để có được một không gian thoải mái và không bị gò bó lộn xộn. Đầu tiên hãy đến với lưu ý về diện tích.

1.1. Lưu ý thiết kế nhà vệ sinh có diện tích nhỏ

Đối với những ngôi nhà có diện tích nhà vệ sinh khiêm tốn, khoảng từ 3m2 trở xuống bạn chỉ nên sử dụng những thứ thực sự cần thiết để tiết kiệm không gian một cách triệt để. Vòi sen để tắm, lavabo rửa mặt kích thước nhỏ cộng với một bồn toilet là tất cả những gì bạn cần. Đó là những thiết bị đáp ứng vừa đủ các nhu cầu sử dụng thiết yếu của một nhà vệ sinh cơ bản.

Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh có diện tích khiêm tốn
Những lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh có diện tích khiêm tốn

Hãy cố gắng sử dụng những tông màu sáng để không gian trông rộng rãi hơn, bạn cũng có thể thiết kế những khoảng ô âm tường làm nơi để các đồ vật thiết yếu giúp cho nhà vệ sinh trở nên gọn gàng ngăn nắp. Vì diện tích có hạn nên hãy sử dụng quạt thông gió để lưu thông không khí nhé.

1.2. Lưu ý thiết kế nhà vệ sinh có diện tích vừa

Khi thiết kế nhà vệ sinh có diện tích vừa, từ 4m² đến 6m², cần lưu ý đến sự cân đối giữa tính thẩm mỹ và công năng để tạo không gian thoải mái và tiện nghi. Việc bố trí các vật dụng như bồn cầu, bồn rửa mặt, và khu vực tắm cần được sắp xếp hợp lý để đảm bảo luồng di chuyển dễ dàng và không gian thông thoáng. Nên lựa chọn nội thất gọn nhẹ, kiểu dáng hiện đại để tránh cảm giác chật chội, đồng thời sử dụng các vật liệu bề mặt dễ vệ sinh như gạch ốp tường chống thấm, đá granite hoặc gạch men sáng màu để không gian trông rộng hơn.

Nhà vệ sinh có diện tích vừa thiết kế như thế nào là phù hợp?
Nhà vệ sinh có diện tích vừa thiết kế như thế nào là phù hợp?

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm những gam màu tươi sáng để giúp không gian thêm phần thoáng đãng, rộng rãi. Nếu cần thiết, hãy thiết kế thêm các cửa kính hoặc vách ngăn trong suốt phân chia khu vực tắm và vệ sinh, vừa đảm bảo sự riêng tư nhưng vẫn giữ được cảm giác thông thoáng, rộng rãi.

1.3. Lưu ý thiết kế nhà vệ sinh có diện tích rộng

Những nhà vệ sinh có diện tích 10m2 trở lên được coi là những nhà vệ sinh có diện tích rộng. Việc phân loại khu vực chức năng ở những nhà vệ sinh này trở nên rõ ràng hơn, thường sẽ có các khu rửa mặt – thay đồ, khu tắm đứng, khu tắm bồn, khu vệ sinh và thậm chí cả phòng xông hơi. Các thiết bị cũng đa dạng hơn như máy sấy tay, các vật dụng trang trí, cây cối,…

Diện tích phòng vệ sinh rộng cần lưu ý điều gì?
Diện tích phòng vệ sinh rộng cần lưu ý điều gì?

Khi sở hữu một nhà vệ sinh có diện tích lớn, điều bạn cần quan tâm không chỉ là bố trí và sắp đặt các thiết bị vật dụng mà còn là về tông màu, phong cách sao cho phù hợp với tổng thể phong cách nội thất của toàn bộ căn nhà.

2. Kích thước của các thiết bị nhà vệ sinh và các vị trí bố trí chúng

Khi thiết kế và bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh, kích thước và vị trí của các thiết bị là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và tiện dụng. Nếu không sử dụng loại vòi sen mưa gắn trần, nên được lắp đặt ở độ cao từ 1,6m đến 1,8m, vừa tầm tay với của người sử dụng để dễ điều chỉnh. Điều này giúp tạo sự thuận tiện khi tắm mà không cần với cao hoặc cúi thấp, đồng thời giúp không gian trở nên cân đối hơn.

Ngoài ra, các phụ kiện khác như giá treo khăn và đồ đựng giấy vệ sinh cần được bố trí hợp lý để không gian sử dụng thuận tiện. Giá treo khăn nên để ở một khoảng cách vừa đủ xa khu vực tắm, tránh bị ướt, nhưng vẫn dễ dàng tiếp cận sau khi tắm xong. Vòi xịt rửa và giấy vệ sinh nên đặt ngay bên cạnh bồn cầu để tiện sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến sự thoải mái trong sinh hoạt.

Trong trường hợp đối với các nhà tắm có diện tích lớn, bạn có thể nghĩ đến việc trang trí thêm cây xanh để tạo cảm giác thư giãn và mang lại không gian gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, cần hạn chế số lượng cây để tránh tạo môi trường ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và côn trùng. Một vài chậu cây nhỏ là đủ để mang lại sự tươi mới mà không làm mất đi tính sạch sẽ và thoáng đãng của không gian nhà vệ sinh.

Hãy lựa chọn kích thước các thiết bị vệ sinh phù hợp
Hãy lựa chọn kích thước các thiết bị vệ sinh phù hợp

3. Một số lưu ý về phong thủy cho nhà vệ sinh đẹp

Trong phong thủy, hướng Nam là hướng cấm kỵ bố trí nhà vệ sinh vì đây là hướng thường có hỏa khí rất vượng khắc với thủy khí của nhà vệ sinh, gây ảnh hưởng không tốt đến vận may và tài lộc của gia chủ. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn bố trí nhà vệ sinh đẹp, hợp phong thủy:

  • Vị trí đặt nhà vệ sinh: Tránh đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà, vì đây là khu vực quan trọng, ảnh hưởng đến năng lượng chung. Nên đặt nhà vệ sinh ở các góc phía sau hoặc gần cuối ngôi nhà, xa không gian sinh hoạt chính để tránh tạo ra sự mất cân đối về phong thủy.
  • Hướng nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh không nên hướng thẳng ra cửa chính hoặc cửa phòng ngủ, vì điều này có thể ảnh hưởng đến dòng năng lượng tích cực của ngôi nhà và sức khỏe của gia chủ. Hướng tốt nhất để đặt nhà vệ sinh là hướng Đông Nam hoặc Tây Bắc, giúp hài hòa các yếu tố phong thủy.
  • Màu sắc và ánh sáng: Sử dụng các gam màu nhẹ nhàng như trắng, xanh nhạt hoặc xám giúp tạo cảm giác sạch sẽ, rộng rãi và thoải mái. Đồng thời, cần tận dụng ánh sáng tự nhiên hoặc bố trí đèn chiếu sáng hợp lý để giữ cho không gian luôn sáng sủa, thoáng mát, tránh tình trạng ẩm mốc.
  • Thông gió và cây xanh: Đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, giúp lưu thông không khí và giữ cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ. Nếu có đủ không gian, bạn có thể đặt thêm một vài chậu cây xanh nhỏ để tăng tính thẩm mỹ và giúp cân bằng năng lượng trong không gian, nhưng không nên đặt quá nhiều để tránh môi trường ẩm ướt.
Sàn phòng vệ sinh nên luôn khô ráo, sạch sẽ.
Sàn phòng vệ sinh nên luôn khô ráo, sạch sẽ.

Với tất cả những kinh nghiệm sẵn có và sưu tầm của chúng tôi qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có được một không gian nhà vệ sinh ưng ý ở mọi diện tích. Hãy cùng tạo nên những không gian nhà vệ sinh đẹp, thoải mái để cuộc sống của chúng ta có một chất lượng cao hơn.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thu Thảo

Là người đam mê những nét đẹp của kiến trúc hiện đại, tôi muốn chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm setup không gian cực hay được tổng hợp!