Phòng khách liền bếp – Giải pháp tối ưu cho những căn nhà phố
Ở những căn nhà phố hiện nay, không khó để chúng ta bắt gặp kiểu thiết kế phòng khách liền bếp. Đây được cho là một phương pháp tối ưu nhằm tiết kiệm diện tích cũng như tối đa hóa công năng sử dụng của không gian tầng một. Vậy ưu điểm của phương án này là gì? Hay khi thiết kế bếp và phòng khách liên thông cần phải chú ý ra sao? Hãy cùng Kiến Trúc Vn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ưu điểm chung của các không gian phòng khách liền bếp hiện nay
Thiết kế phòng khách liền bếp hiện nay đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt trong các căn hộ và nhà phố có diện tích hạn chế. Kiểu bố trí này giúp tiết kiệm không gian, tạo sự liền mạch và thông thoáng giữa các khu vực chức năng, mang đến cảm giác rộng rãi và thoáng đãng hơn cho toàn bộ ngôi nhà.
Ngoài ra, các giải pháp vách ngăn thông minh hiện nay cũng hoàn toàn đảm bảo được yếu tố riêng tư cho khu vực bếp – nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Đặc biệt, ở các căn nhà ống, việc sử dụng phòng khách được thiết kế liền với phòng bếp còn giúp dàn trải không gian một cách hợp lý, giúp cho ngôi nhà không bị có cảm giác hút sâu vào trong.
2. Làm thế nào để ngăn cách không gian phòng khách và bếp một cách hợp lý?
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng một bức vách lửng bằng gạch và xi măng để ngăn cách và phân chia khu vực phòng khách và phòng bếp. Tuy nhiên, để có một không gian đẹp và hiện đại thì chúng ta nên dùng những phương pháp tinh tế hơn.
2.1. Giải pháp vách ngăn thông minh
Vách ngăn thông minh là những loại vách ngăn thế hệ mới được làm từ những vật liệu nhẹ với thiết kế thông minh như gỗ công nghiệp, PVC, khung kim loại ép bông,… Nhờ vào thiết kế tinh tế, các loại vách ngăn này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian mà còn mang lại tính thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
Điểm mạnh của vách ngăn thông minh còn nằm ở khả năng tùy biến, dễ dàng lắp đặt và thay đổi theo nhu cầu. Người dùng có thể tùy chỉnh kích thước, kiểu dáng và chất liệu để phù hợp với không gian cụ thể của ngôi nhà. Bên cạnh đó, loại vách này cũng giúp tiết kiệm chi phí xây dựng do vật liệu nhẹ và quy trình lắp đặt nhanh chóng.
2.2. Đặt quầy bar một cách tinh tế
Đối với những người yêu thích rượu và đồ uống tự pha chế, quầy bar là khu vực không thể thiếu trong căn nhà của họ. Với những thiết kế quầy bar hiện đại và sang trọng ngày nay, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng như một công cụ phân tách không gian một cách đầy thẩm mỹ. Đây cũng là giải pháp giúp cho không gian của bạn trở nên liền mạch và nhất quán hơn hẳn so với những phương pháp chia tách không gian khác.
2.3. Tận dụng cầu thang
Ngoài hai gợi ý trên thì việc sử dụng chính cầu thang và khoảng không gian thông tầng làm một vách ngăn tự nhiên cũng là giải pháp vô cùng hợp lý cho những căn nhà có diện tích khiêm tốn. Cầu thang không chỉ đóng vai trò kết nối các tầng mà còn có thể được thiết kế để tạo ra sự phân chia khéo léo giữa các không gian như phòng khách và bếp thay vì xây dựng những bức tường cứng nhắc. Điều này giúp duy trì sự thông thoáng và liền mạch cho ngôi nhà, đồng thời tạo nên điểm nhấn độc đáo trong thiết kế nội thất.
2. Những điểm cần chú ý khi thiết kế phòng khách liền bếp
Một số lưu ý nhỏ nhưng lại mang tác dụng cực lớn dưới đây sẽ giúp cho các bạn sở hữu được một không gian phòng khách liên thông nhà bếp hoàn mỹ nhất có thể.
2.1. Hãy sử dụng cùng tông màu sơn
Mặc dù phòng khách và phòng bếp là hai không gian chức năng hoàn toàn riêng biệt nhưng chúng ta vẫn nên sử dụng tông màu sơn đồng bộ để tạo nên đường nét tổng thể hài hòa. Ngoài ra ở thiết kế liên thông, việc sử dụng cùng một màu sơn sẽ khiến cho không gian có cảm giác lớn hơn và không bị rời rạc.
2.2. Thống nhất phong cách nội thất
Trước khi tiến hành xây dựng, bạn cần xác định rõ phong cách nội thất và sử dụng đồng bộ cho cả hai không gian ngay từ đầu. Điều này không chỉ giúp cho bạn kiểm soát tốt chi phí mà còn giúp cho hai khoảng không gian liền kề nhau có được sự liên kết và liền mạch cần thiết. Đây được cho là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa và sự tiện ích cho cả hai không gian.
2.3. Quan tâm chặt chẽ đến các yếu tố phong thủy
Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã công nhận Phong Thủy là một môn khoa học, chính vì vậy bạn đừng nên xem nhẹ vấn đề phong thủy khi thiết kế không gian phòng khách và bếp thông nhau. Các chú ý về phương vị, hướng sắp đặt, khoảng lưu thông, màu sắc hợp lý,… cần được nghiên cứu và tham khảo tỉ mỉ trước khi tiến hành thiết kế và thi công. Để đạt được sự hiệu quả cao nhất, tốt hết hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người trong nghề, những chuyên gia có nghiên cứu về phong thủy học.
2.4 Tham khảo các xu hướng thiết kế phòng khách liền bếp phổ biến hiện nay
Trong xu hướng thiết kế nội thất hiện đại, việc kết hợp phòng khách và bếp trong cùng một không gian mở đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các gia đình. Thiết kế phòng khách liền bếp không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn mang lại sự thoải mái và thông thoáng, đặc biệt phù hợp với những căn hộ có không gian hạn chế. Với cách bố trí này, các khu vực sinh hoạt được liên kết hài hòa, tạo ra một không gian sống tiện nghi và ấm cúng.
Do đó, ngoài việc thiết kế theo sở thích, bạn cũng nên tìm tòi và tham khảo xu hướng trong nước và thế giới. Các phương pháp nào đang được ưa chuộng? Vật liệu nào có độ bền cao mà giá cả lại phải chăng? Màu sắc nào đang là hot trend?,… Mặc dù không nhất thiết phải chạy theo xu hướng và áp dụng tất cả vào không gian của mình, nhưng chắc chắn quá trình này sẽ mang lại cho bạn nhiều ý tưởng và kiến thức để có thể tự hoàn thiện không gian riêng của bản thân.
Tưởng chừng như phòng khách liền bếp đã quá phổ biến và sẽ rất dễ dàng để triển khai thiết kế và thi công. Nhưng thực tế, nếu bạn không tính toán kỹ lưỡng và tỉ mỉ, khoảng không gian liên thông này rất có thể sẽ biến ngôi nhà của bạn thành thảm họa kiến trúc. Hy vọng những lưu ý cùng các kiến thức sưu tầm được trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn một phần nào đó trong quá trình thiết kế và thực hiện thi công không gian có phần đặc biệt này!