Ánh sáng trong kiến trúc – Yếu tố quan trọng không thể thiếu

Kiến trúc không đơn giản chỉ là kiến tạo nên một không gian sống đẹp mà còn là tạo nên cho chủ nhân một không gian sống tiện nghi, thoải mái, hòa hợp nhưng cao cấp. Ánh sáng đóng góp một phần trong đó. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc bố trí ánh sáng trong kiến trúc hiện nay, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên. Hãy đến với Kiến Trúc VN để biết được tầm quan trọng của ánh sáng và cách bố trí ánh sáng tự nhiên trong không gian của bạn một cách hợp lý nhất.

1. Vai trò của ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc

1.1. Tạo cho không gian sự thông thoáng

Ánh sáng tự nhiên là một nguồn ánh sáng miễn phí và sẽ rất có lợi cho sức khỏe con người nếu được tận dụng và sử dụng một cách hợp lý. Ngoài những lợi ích về mặt sức khỏe, ánh sáng tự nhiên còn mang lại những hiệu ứng về mặt thị giác giúp cho không gian của bạn trở nên rộng hơn, thoáng hơn rất nhiều.

Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc tạo nên sự thông thoáng cần thiết
Ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc tạo nên sự thông thoáng cần thiết

Nếu không gian của bạn có được đầy đủ nguồn ánh sáng tự nhiên, nó sẽ thực sự trở nên ngập tràn sức sống và mang lại sự thoải mái về cả mặt tâm lý – sinh lý. Người được sinh sống, làm việc, học tập trong môi trường đầy đủ ánh sáng tự nhiên sẽ có tinh thần phấn chấn và tích cực hơn rất nhiều so với điều kiện thiếu sáng.

1.2. Ánh sáng tự nhiên giúp con người có nhận thức thực hơn về màu sắc

Ánh sáng tự nhiên với các bước sóng đầy đủ giúp cho mắt người có thể nhận biết màu sắc của mọi vật xung quanh một cách chân thực nhất. Điều này rất có lợi cho việc lựa chọn và bố trí nội thất sao cho phù hợp với tông màu chủ đạo của cả căn nhà. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên đầy đủ cũng giúp cho mắt người phải điều tiết ít hơn, rất có lợi cho thị lực.

1.3. Tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng và có lợi cho môi trường sống

Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa nguồn điện chiếu sáng không cần thiết
Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa nguồn điện chiếu sáng không cần thiết

Bạn hoàn toàn có thể sinh hoạt và làm việc bình thường với nguồn ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, điều này giúp giảm tối ta lượng điện năng tiêu thụ từ những thiết bị chiếu sáng vào ban ngày. Ánh sáng tự nhiên còn có tác dụng giúp tiêu diệt ẩm mốc, giúp cho chất lượng không khí trong nhà tốt hơn.

2. Bố trí ánh sáng trong kiến trúc cần lưu ý những gì?

2.1. Ánh sáng tự nhiên là số một

Thiết kế kiến trúc lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất không phải đơn giản
Thiết kế kiến trúc lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất không phải đơn giản

Với rất nhiều lợi ích nêu bên trên thì đương nhiên chúng ta cần dành sự ưu tiên tối đa cho ánh sáng tự nhiên. Hãy nghiên cứu và tận dụng tối đa vị trí của công trình, bố trí linh hoạt hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, cửa ban công, giếng trời,… để lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý đến lượng ánh sáng tự nhiên của từng khu vực ở từng thời điểm khác nhau trong ngày để bố trí bổ sung các thiết bị chiếu sáng cho phù hợp.

2.2. Tính toán tỉ mỉ độ sáng, chói

Hãy tính toán ánh sáng trong từng không gian kiến trúc cho phù hợp
Hãy tính toán ánh sáng trong từng không gian kiến trúc cho phù hợp

Dĩ nhiên là trong một công trình chúng ta vẫn cần có các nguồn sáng nhân tạo để bổ trợ và thay thế cho ánh sáng tự nhiên vào buổi tối hoặc những thời điểm ánh sáng tự nhiên quá yếu. Việc lắp đặt và bố trí nguồn sáng nhân tạo cần lưu ý về cường độ sáng, góc chiếu, độ rọi sao cho phù hợp với từng khu vực sử dụng.

Chúng ta cần có một bản đồ bố trí ánh sáng của toàn công trình để có được cái nhìn tổng quan và sắp đặt một cách hợp lý để đem lại hiệu quả chiếu sáng cao nhất. Ngoài ra, nên chú ý thêm đến các thông số cường độ sáng như Candela, quang thông Lumen, độ rọi Lux…

2.3. Xem xét cả về lượng và chất ánh sáng

Để làm được điều này ta cần đo đạc và xem xét trong những khu vực chức năng cụ thể như không gian phòng làm việc, không gian bếp, không gian phòng ngủ,… Theo tiêu chuẩn chiếu sáng châu Âu, độ rọi ánh sáng tối thiểu cho một căn phòng là 300 lux với ánh sáng bao phủ 50% diện tích không gian và tối thiểu 100 Lux cho những không gian có độ bao phủ 100% ánh sáng.

2.4. Tính toán cẩn thận tỷ lệ của cửa sổ và sàn

Đừng để tỷ lệ cửa sổ và sàn trong phòng quá thấp
Đừng để tỷ lệ cửa sổ và sàn trong phòng quá thấp

Tính toán tỷ lệ giữa cửa sổ và diện tích sàn là một điều vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà ở, giúp tối ưu nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu vào không gian. Việc này không chỉ tạo ra sự cân đối trong kiến trúc mà còn có tác dụng tích cực đến sức khỏe và tiết kiệm năng lượng. Một tỉ lệ hợp lý sẽ giúp ánh sáng tự nhiên lan tỏa khắp căn phòng, giảm thiểu nhu cầu sử dụng đèn điện vào ban ngày.

Tại nhiều quốc gia phát triển, quy định về tỷ lệ cửa sổ so với sàn thường rất nghiêm ngặt, yêu cầu tỉ lệ này phải đạt tối thiểu 17% diện tích sàn để đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên cho các công trình. Việc áp dụng tỉ lệ này không chỉ đảm bảo độ sáng cần thiết mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí và tiết kiệm năng lượng.

2.5. Đừng quên khả năng xuyên sáng

Bạn hoàn toàn có thể quyết định được mức độ ánh sáng đi qua các cửa kính bằng việc lựa chọn các loại kính hoặc phim dán kính khác nhau. Điều này cũng giúp giảm thiểu các tia có hại như UV và giảm thiểu sự gia tăng nhiệt lượng trong căn nhà đến từ tia hồng ngoại trong ánh sáng tự nhiên.

Bên cạnh đó, các yếu tố về sự phù hợp với khung cảnh và môi trường bên ngoài căn nhà cũng nên được cân nhắc cẩn thận khi bố trí cửa lấy sáng cho không gian.

Hãy chú ý đến khả năng xuyên sáng cho phù hợp nhất
Hãy chú ý đến khả năng xuyên sáng cho phù hợp nhất

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng và những lợi ích mà ánh sáng nói chung và ánh sáng tự nhiên nói riêng mang lại cho không gian sống của con người. Hãy dành ra thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ để có được những nguồn ánh sáng trong kiến trúc thật chất lượng cho không gian của bạn!

Xem thêm:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Nguyễn Thu Thảo

Là người đam mê những nét đẹp của kiến trúc hiện đại, tôi muốn chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm setup không gian cực hay được tổng hợp!