Thiết kế phòng tắm: Nghệ thuật đến từ cách bố trí
Thiết kế phòng tắm không chỉ đơn thuần là cách bố trí các thiết bị vệ sinh mà còn là nghệ thuật giúp tạo nên không gian thư giãn, thoải mái sau cả một ngày dài làm việc mệt mỏi. Một phòng tắm đẹp, tiện nghi sẽ mang đến cảm giác sang trọng, tiện ích cho gia đình đồng thời tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Hãy cùng Kiến Trúc VN tìm hiểu các tips thiết kế phòng tắm cho phù hợp nhé.
1. Các chức năng của một phòng tắm tiêu chuẩn
Một phòng tắm đạt tiêu chuẩn thường có nhiều chức năng quan trọng, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Trước tiên, đây là nơi để thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân như tắm rửa, thay quần áo,… Các thiết bị cơ bản như vòi son, bồn tắm hay chậu rửa mặt và bồn cầu sẽ được bố trí hợp lý để đảm bảo tiện nghi và tối ưu hóa không gian. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước và thông gió được thiết kế để duy trì sự sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát cho phòng tắm.
Một phòng tắm tiêu chuẩn cần có đầy đủ tối thiểu: Khu vực tắm (tắm đứng hoặc bồn tắm), khu vực vệ sinh (toilet), bồn rửa mặt. Việc nắm được những gì cần có trong một căn phòng giúp bạn có thể dễ dàng hình dung một cách tương đối cách sắp đặt và bố trí chúng.
2. Lựa chọn các thiết bị cơ bản cho phòng tắm
Thực tế thì với 4m2 bạn vẫn có khá nhiều không gian để đặt các đồ đạc, tuy nhiên cũng cần sử dụng không gian một cách tinh tế tối đa để có được những khoảng thoáng cần thiết cho phòng tắm.
Với khu vực chức tiên năng đầu – khu vực vệ sinh (Toilet): bạn nên lựa chọn các sản phẩm bồn cầu liền khối hoặc âm tường. Các sản phẩm này sẽ tiết kiệm cho bạn một khoảng không gian kha khá với thiết kế hiện đại và vô cùng gọn gàng. Các thiết bị vệ sinh đi kèm như khay giấy vệ sinh, móc treo khăn v.v… nên đặt gần khu vực bồn cầu để có được sự thuận tiện tối đa.
Ở khu vực bồn rửa mặt: Tất cả những gì bạn cần cho khu vực này là một chiếc lavabo với kích thước vừa phải và một tấm gương. Tuyệt vời nhất sẽ là loại lavabo có kết hợp với hệ tủ giúp bạn có cả không gian đặt những đồ vật cần thiết trong nhà vệ sinh một cách gọn gàng. Nên chọn các loại lavabo có thiết kế các cạnh bo tròn để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
Khu vực tắm: Với diện tích 4m2, bạn nên lựa chọn bồn tắm dạng nhỏ hoặc khu vực tắm đứng với vách ngăn kính cho nhà tắm của bạn. Khu vực tắm là khu vực ướt, cần có sự tách biệt so với hai khu vực còn lại để đảm bảo sàn phòng tắm luôn khô thoáng. Việc sử dụng vách ngăn kính dường như là lựa chọn khá phù hợp trong thời buổi hiện nay. Loại gạch lát cho khu vực này cũng nên là gạch sần, giúp tăng ma sát và giảm trơn trượt.
Bạn cũng nên chú ý thêm đến việc bố trí hệ thống thoát nước và thông gió sao cho phù hợp. Thường sẽ là một cống thoát nước ở sàn chung và một cống thoát nước riêng ở khu vực tắm. Hệ thống thông gió thường là các ô thông gió với cánh chớp hoặc quạt thông gió.
3. Một số thông số cơ bản cần lưu ý khi thiết kế phòng tắm
- Vòi sen: Vòi sen cần được lắp đặt với chiều cao 1.6 đến 1.8m để phù hợp với tầm với của đa số người sử dụng. Việc lắp đặt vòi sen quá cao sẽ khiến bạn khó khăn khi với, đặc biệt nguy hiểm khi sàn khu vực tắm thường xuyên ướt.
- Độ dốc của sàn: thường thì độ dốc sàn phòng tắm sẽ nằm trong khoảng 1.5 đến 2cm để có được sự thoát nước tốt, tránh ứ đọng gây nên những mảng bám bẩn trên sàn.
- Độ cao trần: Độ cao trần tối thiểu của phòng tắm là 2.2m
- Nguồn sáng: Nếu có thể có được nguồn sáng tự nhiên sẽ rất tốt vì ánh sáng mặt trời sẽ giúp giảm bớt vi khuẩn có hại, nếu không bạn cũng cần bố trí những thiết bị chiếu sáng đầy đủ để phục vụ cho quá trình sử dụng phòng tắm.
- Phía trước toilet cần có khoảng cách đến tường hoặc các vật khác tối thiểu là 53cm.
- Khoảng cách từ tâm toilet đến tường, vách ngăn kính hoặc các vật cản khác tối thiểu là 38cm.
- Ổ cắm điện cần đặt cách nguồn nước tối thiểu 182cm.
- Vòi sen cần có một diện tích từ 91.5cm x 91,5cm để phun nước, cánh cửa của vách ngăn khu vực tắm phải mở ra ngoài.
4. Cách bố trí cơ bản và các mẫu thiết kế phòng tắm
Mỗi một gia đình, một ngôi nhà đều có một phong cách thiết kế phòng tắm riêng biệt. Thiết kế sẽ phụ thuộc vào thiết kế chung của cả căn nhà và diện tích dành cho không gian này. Hãy cùng tìm hiểu một số mẫu thiết kế nhà tắm đẹp dưới đây:
Để tối ưu diện tích và tạo những khoảng thoáng cần thiết cho phòng tắm thì ba khu vực chức năng của phòng tắm thường sẽ được đặt ở ba góc vuông của căn phòng hoặc sẽ được đặt theo một đường thẳng. Dưới đây là hình ảnh một số mẫu thiết kế phòng tắm nhỏ theo nhiều phong cách khác nhau mà các bạn có thể tham khảo.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã thấy được rằng chỉ cần một chút tỉ mỉ và khéo léo trong việc lựa chọn bố cục và nội thất thì việc thiết kế phòng tắm 4m² hoàn toàn có thể trở nên đơn giản và hiệu quả. Với sự cân nhắc kỹ lưỡng, bạn sẽ không chỉ tối ưu hóa được không gian mà còn tạo ra một phòng tắm tiện nghi, thoải mái, và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng hàng ngày.