Văn khấn nhập trạch nhà mới chi tiết, đầy đủ nhất
Văn khấn nhập trạch hay cúng về nhà mới là nghi lễ cổ truyền nhằm báo cáo sự hiện diện của mình với Thổ Địa, mong Ngài sẽ phù hộ cho gia đình luôn bình an, khỏe mạnh. Chính vì vậy, bên cạnh mâm lễ cúng, bài văn khấn nhập trạch cũng cần được chuẩn bị kỹ càng để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn. Hãy cùng Kiến Trúc VN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Văn khấn nhập trạch là gì?
Lễ nhập trạch hay lễ về nhà mới là một nghi lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Khi chuyển đến nhà mới để ở, gia chủ sẽ cần phải làm lễ để thông báo với Thổ Địa và xin phép rước gia tiên về. Mâm cúng lễ có thể “tùy tâm” nhưng bài cúng về nhà mới không được phép xuề xòa, tùy tiện. Bởi lẽ, điều này thể hiện lòng thành của gia chủ đến các vị thần linh, mong muốn được Ngài chứng giám, phù hộ độ trì.
Thông thường, bài văn khấn nhập trạch sẽ bao gồm 2 phần đó là: văn khấn thần linh xin nhập trạch và văn khấn gia tiên xin nhập trạch. Tuy nhiên, khi đọc văn khấn cúng nhập trạch cần chú ý, phải đọc văn khấn thần linh trước để xin phép, rồi mới đọc đến văn cúng tổ tiên. Trình tự này không được phép thay đổi, nếu không sẽ bị cho là thiếu tôn trọng thần linh.
2. Gia chủ có nên tự cúng về nhà mới?
Trên thực tế, nếu gia đình có thể tự làm lễ cúng về nhà mới thì không cần mời sư thầy. Nhiều người cho rằng, việc gia chủ tự làm lễ và đọc bài cúng về nhà mới sẽ tốt hơn, vừa chủ động được trong công việc, vừa bày tỏ tấm lòng thành kính đối với gia tiên và các vị thần linh.
Ngược lại, nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm cũng như không rành về chuyện cúng bái thì nên mời thầy về để nghi lễ cúng nhập trạch được suôn sẻ, tránh phạm phải những điều cấm kỵ gây ảnh hưởng đến gia đình sau này.
3. Cách chọn ngày giờ và lễ vật cho lễ cúng nhập trạch
3.1. Chọn ngày giờ phù hợp với lễ cúng nhập trạch
Khi thực hiện lễ cúng nhập trạch, việc chọn ngày giờ phù hợp không chỉ là yếu tố tâm linh mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc mang lại may mắn, tài lộc và bình an cho gia đình. Dưới đây là ba cách phổ biến mà gia chủ có thể áp dụng để chọn ngày giờ cho lễ cúng nhập trạch:
- Chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ: Một trong những cách truyền thống và phổ biến nhất là dựa vào tuổi của gia chủ để xác định ngày giờ tốt cho lễ cúng. Các nhà phong thủy thường sử dụng ngày tháng năm sinh của gia chủ để tính toán và chọn ra thời điểm thích hợp nhất, giúp gia đình tránh khỏi những điều xui xẻo và thu hút tài lộc.
- Chọn ngày giờ theo lịch Âm: Bên cạnh việc chọn ngày giờ theo tuổi, nhiều gia đình còn lựa chọn ngày giờ dựa trên lịch Âm. Đây là cách chọn dựa vào các ngày đẹp trong tháng, tránh những ngày xấu để đảm bảo sự thuận lợi trong mọi việc.
- Chọn ngày giờ theo sự tư vấn của thầy phong thủy: Với những gia đình muốn cẩn trọng hơn, việc nhờ đến sự tư vấn của thầy phong thủy là một lựa chọn đáng cân nhắc. Thầy phong thủy sẽ xem xét tổng thể từ hướng nhà, tuổi tác của các thành viên trong gia đình, đến yếu tố môi trường xung quanh để chọn ra ngày giờ và lễ vật phù hợp nhất cho lễ cúng nhập trạch.
3.2. Chọn lễ vật
- Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả thường gồm năm loại trái cây tươi, tượng trưng cho sự sung túc, may mắn và hạnh phúc. Gia chủ có thể chọn các loại quả như chuối, bưởi, cam, táo, đu đủ,… Mâm ngũ quả cần được sắp xếp đẹp mắt, thể hiện sự tôn kính đối với thần linh và tổ tiên.
- Hương, đèn, nến: Hương và đèn là biểu tượng của sự kết nối giữa con người và thế giới tâm linh. Gia chủ nên chuẩn bị một bộ hương, nến cùng với đèn cầy để thắp sáng trong suốt quá trình làm lễ.
- Trà, rượu, nước: Trà, rượu và nước là ba lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng nhập trạch. Đây là các lễ vật dùng để mời thần linh, tổ tiên chứng giám và ban phước lành cho gia đình.
- Mâm cơm cúng: Mâm cơm cúng bao gồm các món ăn truyền thống như xôi, gà luộc, thịt heo, và các món canh, rau. Mâm cơm này tượng trưng cho sự sung túc và mong muốn có cuộc sống ấm no, đủ đầy trong ngôi nhà mới
- Vàng mã, giấy tiền: Vàng mã và giấy tiền là những vật phẩm dùng để gửi đến thần linh và tổ tiên, mong họ phù hộ độ trì cho gia đình.
Việc chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các lễ vật sẽ giúp lễ cúng nhập trạch diễn ra thuận lợi, mang lại nhiều may mắn và bình an cho gia đình trong ngôi nhà mới.
4. Văn khấn Nhập trạch đúng chuẩn theo văn khấn cổ truyền
Gồm 2 phần:
4.1. Văn khấn Thần Linh
Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hóa
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh .
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:…………..và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
4.2. Văn khấn các Yết Gia Tiên
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ…………..
Hôm nay là ngày….. tháng….năm……
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
5. Những lưu ý khi làm lễ nhập trạch
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà gia chủ cần ghi nhớ để mọi việc được hanh thông và thuận lợi khi làm lễ cúng vào nhà mới:
- Nếu làm lễ nhập trạch để lấy ngày, chưa chuyển đồ vào ngay thì sau khi làm lễ gia chủ nên ngủ lại một đêm ở nhà mới. Trong thời gian đợi nhập trạch nhà, nên thường xuyên đến thắp hương và dọn dẹp để tạo sinh khí cho ngôi nhà.
- Khi làm lễ cúng đối với nhà chung cư nên hỏi kỹ có được phép đốt lò than hay không. Thông thường các chung cư cần phải đảm bảo các quy tắc về an toàn phòng cháy chữa cháy nên sẽ không cho phép đốt lò than. Khi đó bạn có thể bỏ qua bước này, việc lược bỏ này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả làm lễ nên bạn có thể yên tâm.
- Trong buổi lễ, nếu muốn xua đuổi tà khí và tẩy uế cho căn nhà, giúp không khí lưu thông thì bạn chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương để đốt hoặc xông khắp nhà, lưu ý các ngõ ngách và nơi ẩm thấp.
- Phụ nữ mang thai không nên tham gia vào lễ cúng nhà mới. Trong trường hợp cần thiết thì người phụ nữ phải dùng một chiếc chổi mới quét hết mọi vật trong nhà trước khi chuyển.
Trên đây là mẫu văn khấn nhập trạch chi tiết và chính xác nhất, giúp gia chủ bày tỏ được tấm lòng thành với ông bà gia tiên, đồng thời báo cáo với Thổ Địa về sự hiện diện của gia đình trong nơi ở mới. Chúc gia đình bạn có một khởi đầu thuận lợi và cuộc sống hạnh phúc, viên mãn trong ngôi nhà của mình.