Văn khấn rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ và chuẩn nhất

Rằm tháng giêng diễn ra vào ngày 15 của tháng giêng âm lịch hằng năm. Người xưa thường có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng” đã cho thấy ý nghĩa quan trọng của ngày này trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Do đó, ngoài việc chuẩn bị đồ cúng chu đáo thì văn khấn rằm tháng Giêng cũng cần phải đọc đúng và chuẩn để cầu cho năm mới bình an, may mắn. Cùng Kiến Trúc Vn tham khảo bài văn khấn rằm tháng Giêng qua bài viết dưới đây nhé!

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Trong tiếng Hán, nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm. Nguyên Tiêu chính là dùng để chỉ đêm rằm đầu tiên trong năm. Theo phong tục dân gian, vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng tương đối thịnh soạn để dâng lên thần linh, tổ tiên với ý nghĩa cầu mong sự bình an, may mắn và hạnh phúc cho gia đình trong suốt cả năm.

Văn khấn rằm tháng Giêng

1. Văn khấn rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền (số 1)

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Văn khấn rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền (số 1)

2. Văn khấn rằm tháng Giêng (số 2)

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2025.

Tín chủ (chúng) con là:… ngụ tại:…

Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương thiên tử tinh quân; Nam Tào, Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương, Văn Khúc tinh quân; Nhị thập bát tú, Ngũ hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc, lòng thành có dư. Mệnh vị an cư, thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền (số 2)

 

3. Mâm cúng rằm tháng Giêng bao gồm những gì?

Tùy vào từng vùng miền và truyền thống gia đình mà mâm cúng rằm tháng Giêng có thể khác nhau, nhưng thường bao gồm mâm cúng chay và mâm cúng mặn. Mâm cúng chay thường có các món như xôi, chè, bánh trôi, bánh chay, hoa quả tươi và hương đèn. Các món chay tượng trưng cho sự thanh tịnh và lòng thành kính với tổ tiên, chư Phật.

Mâm cúng mặn sẽ thường bao gồm các món ăn truyền thống như gà luộc, giò chả, nem rán, xôi, canh măng,… cùng các loại bánh trái, rượu và trà. Một số gia đình còn thêm các món đặc trưng của từng vùng miền như thịt kho, cá kho hay bánh chưng, bánh tét. Mâm cúng rằm tháng Giêng không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, kính nhớ tổ tiên mà còn thể hiện mong ước cho sự khởi đầu tốt đẹp, may mắn và thịnh vượng trong cả năm mới.

Mâm cúng Rằm tháng Giêng

4. Những việc nên làm vào ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vào ngày này, mọi người thường thực hiện nhiều nghi lễ và việc làm tốt lành để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, và hạnh phúc. Để đón nhận những điều tốt đẹp trong năm, có một số việc nên làm vào ngày Rằm tháng Giêng mà bạn không nên bỏ lỡ.

4.1. Đi lễ chùa

Vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều người thường chọn lên chùa dâng hương để cầu bình an, may mắn cho năm mới. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta mỗi dịp tết đến xuân về. Khi đến chùa làm lễ, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc về trang phục, hành xử, quần áo gọn gàng, kín đáo và đi nhẹ, nói khẽ.

4.2. Làm việc thiện

Đây là việc làm xuất phát từ tâm người thực hiện, do đó làm việc thiện không cần phải quá phức tạp. Bạn có thể thực hiện các hành động quyên góp tiền, đồ dùng hoặc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Việc thiện nguyện không bắt buộc phải là công to việc lớn, có sức đến đâu góp đến đấy là được.

4.3. Phóng sinh

Phóng sinh là việc làm được nhiều người lựa chọn, nhất là vào ngày Rằm tháng Giêng. Hành động phóng sinh mang ý nghĩa thể hiện lòng nhân ái, yêu thương muôn loài. Khi phóng sinh, bạn nên chọn những nơi vắng vẻ, không có hoạt động săn bắt để các động vật có thể sống thoải mái với môi trường tự nhiên.

Trên đây là văn khấn rằm tháng Giêng 2024 đầy đủ và chuẩn nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng rằng qua thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ cúng ngày Tết Nguyên tiêu đúng và chuẩn nhất.

Đánh giá