Văn khấn tiền chủ và hướng dẫn cách sắm lễ đầy đủ, chi tiết
Theo quan niệm dân gian, việc cúng Tiền chủ là một phần không thể thiếu để đảm bảo sự bình an và thịnh vượng cho gia đình. Trong bài viết này, hãy cùng Kiến Trúc VN tìm hiểu bài văn khấn Tiền chủ, ý nghĩa và cách sắm lễ đúng chuẩn để mang lại may mắn, tài lộc.
1. Tiền chủ là ai?
Tiền Chủ là chủ đầu tiên của ngôi nhà, ở ngôi nhà này đến khi chết. Theo quan niệm của người xưa, dù ở cõi dương ngôi nhà có sự thay đổi chủ theo thời gian, nhưng tại cõi âm người Tiền Chủ vẫn nhớ ngôi nhà xưa này là của mình. Nên thỉnh thoảng họ vẫn đi lại thăm nom và coi những người chủ đến sau không thực sự là chủ ngôi nhà và chỉ đến “ở tạm”. Do đó, theo quan niệm dân gian, các chủ nhà đến sau không muốn bị vong hồn người Tiền Chủ quấy rối nên đã lập bàn thờ để thờ Tiền Chủ.
2. Ý nghĩa của việc cúng Tiền chủ
Cúng Tiền chủ là một nghi lễ tâm linh phổ biến trong văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa cầu mong sự phù hộ và bảo trợ từ các vị thần linh. Tiền chủ, theo quan niệm dân gian, là người đầu tiên sở lữu ngôi nhà và sống trong đó đến khi qua đời. Trong cõi âm, họ vẫn gắn kết với ngôi nhà và bảo vệ gia đình khi gặp khó khăn, tai ương. Việc cúng Tiền chủ thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với các đấng thiêng liêng, mong muốn nhận được sự che chở và phù hộ để mọi việc suôn sẻ, hanh thông.
Bàn thờ Tiền chủ thường là một cây hương xây ở ngoài sân. Cây hương gồm có một trụ cao khoảng 1m trở lên, phía trên xây rộng ra như một mặt bàn thờ, có thành ở đằng sau và hai bên. Trên bàn thờ đặt một bình hương, không đặt bài vị vì không ai biết tên tiền chủ. Do đó, khi cúng gia chủ chỉ cần cầu khẩn bản gia Tiền chủ là được. Thông thường, người ta hay cúng Tiền chủ vào ngày rằm, mồng một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may để cầu sự bình an.
3. Sắm lễ vật cúng Tiền chủ
Sắm lễ vật cúng Tiền chủ là một phần quan trọng của nghi thức, nhằm thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn đối với các vị thần linh. Lễ vật có thể khác nhau tùy vào vùng miền và tập tục của từng gia đình, nhưng nhìn chung, các lễ vật phổ biến bao gồm: hương, hoa, trầu, quả,… Lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm, chỉ cần lễ vật tinh khiết, đầy đặn và thành tâm khấn vái. Bên cạnh đó, vào ngày rằm tháng bảy, gia chủ cần cúng dâng, bản gia Tiền chủ, vàng mã, quần áo, tiền,…
4. Văn khấn Tiền chủ đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là …………………………….Tuổi………………….
Ngụ tại……….………………………………………………………
Hôm nay là ngày………. tháng…………năm……………(Âm lịch)
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa, trà quả, thắp nén hương thơm dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín cho chúng con toàn gia an mọi sự tốt lành, gia đạo an khang thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Cẩn cáo
Cúng Tiền chủ là một trong những nghi thức quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Qua việc cúng Tiền chủ, chúng ta thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng những người đi trước đã xây dựng ngôi nhà. Hy vọng rằng bài văn khấn Tiền chủ ở trên sẽ mang lại cho gia đình bạn sự bình an, may mắn và thành công trong cuộc sống.