Tìm hiểu một số loại móng nhà bạn cần biết khi làm nhà
Một phần rất quan trọng trước khi thực hiện xây dựng nhà ở, biệt thự hay nhà phố, nhà ống đảm bảo chất lượng vững chắc đều cần phải có móng nhà. Nếu phần này không được thiết kế và thi công an toàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nhà ở, công trình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi cung cấp thông tin về các loại móng nhà nhé.
1. Móng nhà là gì?
Móng nhà còn được biết đến là móng nền. Đây là phần quan trọng nhất trong kết cấu kỹ thuật cần phải làm trước khi xây dựng nhà ở hay các công trình nhà cao tầng. Chất liệu để làm móng nhà sử dụng bê tông, cốt thép. Nó được thi công ở vị trí chân đế của công trình.
Thiết kế móng nhà rất quan trọng bởi nó có nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ lớn vì đỡ toàn bộ công trình để không bị sụt lún, nghiêng đổ. Bởi vậy để đảm bảo sự chắc chắn của ngôi nhà thì xây dựng móng rất cần thiết.
2. Các loại móng nhà thường được sử dụng trong các công trình hiện nay
Tùy vào quy mô công trình mà người ta có thể lựa chọn phương pháp thi công móng cho phù hợp như 3 loại móng nông: móng đơn, móng băng, móng bè và móng sâu (còn gọi là móng cọc). Dưới đây là đặc điểm của những loại móng nhà phổ biến:
2.1. Móng đơn
Móng đơn là một trong các loại móng nhà được thi công chi phí rẻ nhất, tiện kiệm nhất trong các loại móng. Tác dụng chịu lực của loại móng này phụ thuộc vào thành phần cấu tạo hoặc mác của bê tông nếu thi công sử dụng móng bê tông cốt thép. Móng đơn sẽ sử dụng phía dưới chân cột nhà, cột sảnh,….
Móng đơn sẽ nằm riêng lẻ trên mặt đất, giới hạn chịu lực không cao nên nó chỉ thưởng được sử dụng khi sửa chữa hay cải tạo những căn nhà nhỏ lẻ. Hình dạng của nó rất đa dạng như vuông, chữ nhật, tám cạnh,….
2.2. Móng băng
Trong danh sách các loại móng nhà được sử dụng thì khó có thể bỏ qua được móng băng. Cấu tạo của móng này có khả năng chịu lực và chịu sụt lún khá tốt. Hình dạng của nó đó là dạng dải dài được liên kết với nhau chạy theo chân tường song song hoặc cắt tạo thành hình ô bàn cờ giao nhau.
Khi thi công nền móng này với những nền đất yếu và lún thì cần phải đầm chặt đất và bố trí các khe lún chạy từ móng lên đến tường chắn mái. Đối với chiều rộng móng dưới 1.5m thì nên sử dụng móng băng, còn nếu chiều rộng lớn hơn thì nên sử dụng nền móng nhà khác. Cần phải bố trí cấu tạo móng băng cho hợp lý bởi nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và dễ bị lún.
2.3. Móng cọc
Móng cọc cũng là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu, tải trọng của công trình lúc này sẽ được truyền xuống tận lớp đất, sỏi đá cứng phía dưới. Cấu tạo móng bao gồm 2 phần là móng cọc và đài cọc. Khi thi công phần cọc sẽ đóng, hạ những cây cọc lớn xuống sâu, nhờ vậy mà tăng khả năng chịu lực cho công trình.
Những loại cọc được sử dụng để thi công đó là cọc tre, cọc tràm. Tuy nhiên ngày nay, với công nghệ hiện đại và phương pháp mới thì người ta sử dụng cọc bê tông cốt thép, bởi thời gian thi công nhanh và độ bền rất tốt.
2.4. Móng nhà bằng bê tông và bê tông cốt thép
Đây là một móng nhà có tính chắc chắn nhất và dễ dàng áp dụng cho mọi loại địa hình cũng như điều kiện địa chất khác nhau. Ưu điểm nổi bật của loại móng này đó là tuổi thọ cao, độ chịu lực tốt và rất chắc chắn. Những ưu điểm này vượt trội hơn hẳn so với những nền móng khác nên được sử dụng cho rất nhiều công trình
2.5. Móng nhà bằng gạch
Kết cấu móng nhà bằng gạch được sử dụng từ gạch nung hoặc gạch không nung. Loại móng nhà này được sử dụng cho những thiết kế nhà cấp 4 xây bằng gạch, nhà ở tạm hay các công trình phụ. Những nơi có nền đất yếu hay từng là ao hồ, đầm,..thì không nên sử dụng nền móng nhà bằng gạch vì rất dễ sụt lún, độ bền không cao
3. Những lưu ý khi làm móng nhà
3.1. Chọn loại móng nhà phù hợp
Để đảm bảo độ bền cho công trình nhà ở chính vì thế trước khi tiến hành làm móng nhà cần phải khảo sát địa hình đất cho phù hợp. Sau đó dựa vào tính chất của đất để quyết định chọn loại móng cho phù hợp. Nếu lựa chọn sai sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, về lâu dài sẽ gây ra những hiện tượng như sụt, lún, nghiêng và thậm chí là đổ. Rất nguy hiểm
3.2. Chọn độ sâu thi công móng nhà
Độ sâu của móng nhà sẽ phụ thuộc nhiều vào địa hình, thủy văn, khả năng thi công móng,…khi bạn lựa chọn được độ sâu hợp lý sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí để hoàn thiện.
Ví dụ như nếu nhà làm thuộc khu vực sườn dốc thì đáy móng nằm ngang. Nếu nhà xây tầng hầm thì đáy móng phải cách sàn tầng hầm khoảng cách từ 0.5m trở lên. Để quyết định độ sâu móng thì bạn cần phải lựa chọn đơn vị thi công uy tín, có kinh nghiệm tư vấn và khảo sát kỹ mặt đất thi công trước khi xây móng.
3.3. Tính toán vị trí các lỗ kỹ thuật
Mọi công trình đều sẽ có những hệ thống đường dây đường ống kỹ thuật như điện, nước,…chính vì vậy cần có bản vẽ thiết kế và hiện đầy đủ vị trí đường dây, đường ống cơ bản.
Khi thi công làm móng cần phải chừa lại những lỗ kỹ thuật này để. Hạn chế tối đa sai số để tiết kiệm chi phí tốt nhất. Không nên để móng bê tông đè lên đường ống trực tiếp vì khả năng làm vỡ rất khó khắc phục
Trên đây là thông tin về các loại móng nhà thường được sử dụng và những lưu ý khi thi công móng nhà Kiến Trúc VN muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn lựa chọn được nền móng phù hợp và có thêm kinh nghiệm khi xây dựng nhà ở. Đừng quên thường xuyên ghé qua website kientrucvn.com.vn để có thêm nhiều thông tin về nội thất và kiến trúc nhà ở nhé.
Xem thêm: