Tổng hợp 12 phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất thế kỷ 21
Phong cách thiết kế nội thất là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt và dấu ấn riêng cho mỗi không gian sống. Từ hiện đại, tối giản đến cổ điển, tân cổ điển, mỗi phong cách đều mang lại những cảm xúc và trải nghiệm khác nhau, đồng thời thể hiện gu thẩm mỹ cũng như cá tính của gia chủ. Để có được không gian nội thất vừa đẹp mắt, vừa tiện nghi, việc lựa chọn đúng phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và nhu cầu là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng Kiến Trúc VN điểm qua các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất thế kỷ 21 để xem đâu mới là phong cách mà bạn đang tìm kiếm!
1. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính thẩm mỹ và công năng, mang đến một không gian sống tinh tế, gọn gàng và đầy tiện nghi. Với những đường nét tối giản, gam màu trung tính và sự ưu tiên sử dụng các vật liệu công nghiệp như kính, kim loại, gỗ tự nhiên, phong cách này tạo ra cảm giác thoáng đãng và rộng rãi. Điểm đặc biệt của nội thất hiện đại chính là cách bố trí khoa học, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và sự linh hoạt trong thiết kế, phù hợp với lối sống năng động và hiện đại ngày nay.
Phong cách thiết kế này đã mang đến một làn gió mới cho các công trình của thế kỷ 20. Xuất hiện lần đầu tiên với công trình nổi tiếng tại Crystal Palace tại London Anh, phong cách thiết kế này đã ngay lập tức thu hút được sự chú ý của các kiến trúc sư và nhà thiết kế nổi tiếng.
2. Phong cách thiết kế nội thất Tân Cổ Điển
Đã từng là ông hoàng thống trị các không gian kiến trúc ở Châu Âu từ những thế kỷ 18 – 19, phong cách Tân Cổ Điển vẫn xứng đáng là phong cách nội thất top đầu hiện nay. Với sự chú ý về tính cân đối và hài hòa một cách hoàn hảo, đây có lẽ là phong cách nội thất phù hợp nhất với những ai mê mẩn sự thanh lịch và sang trọng trường tồn cùng thời gian.
Được khéo léo kết hợp cả bốn yếu tố đặc trưng như hoa văn tinh tế, màu sắc trang nhã, không gian đơn giản thanh lịch và chất liệu tuyệt vời nhất – Tân Cổ Điển sẽ dễ dàng chinh phục được cả những ai khó tính và khắt khe.
Ngày nay, với sự khéo léo của các kiến trúc sư, bạn không cần phải có một không gian quá rộng để có thể sử dụng phong cách thiết kế Tân Cổ Điển. Những căn chung cư hiện đại với diện tích vừa phải cũng hoàn toàn có thể sử dụng phong cách hoàn hảo này.
3. Phong cách cổ điển
Phong cách thiết kế cổ đại là sự kết hợp phong cách của hai nền kiến trúc của La Mã Và Hy Lạp cổ đại. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển lấy nguyên lý tỉ lệ vàng để áp dụng triệt để cho mọi chi tiết, đồ nội thất, mang đến cho ngôi nhà sự hoàn hảo trong sắp xếp nội thất. Phong cách này thường dành cho những quý tộc quyền quý, những người có địa vị cao trong xã hội.
Nguyên tắc trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển dựa trên các nguyên lí về sự cân bằng, đối xứng theo quy định nghiêm ngặt qua từng chi tiết đường vòng cung, hoa văn chạm khắc, phào chỉ tỉ mỉ,… Điểm nổi bật nhất của phong cách thiết kế này chính là kĩ thuật dát vàng, bạc lên các đồ vật được tiến hành khéo léo, không gây chồng chéo lên nhau giữa các đồ vật trong nhà khiến chúng trở nên tinh tế và sang trọng hơn.
4. Phong cách thiết kế nội thất tối giản – Minimalism
Được tạo ra bởi nhà kiến trúc sư nổi tiếng người Đức Ludwig Mies van der Rohe(1886 – 1969), phong cách này đề cao sự giản đơn đến tận cùng và thiết kế không gian có được sự thông thoáng và tràn ngập ánh sáng. Ánh sáng được sử dụng như một vật trang trí chủ yếu, khi mà tất cả các chi tiết trang trí khác trong không gian được giản lược đến mức tối đa.
Các vật dụng nội thất đều là các vật dụng thông minh, tích hợp nhiều công năng trong một. Phong cách này không sử dụng quá 4 màu sắc trong một không gian, các màu sắc được sử dụng thường là những màu sắc nhẹ nhàng và trung tính.
Đây có lẽ là một phong cách rất phù hợp với những người yêu thích tự do và thoáng đãng. Nó đem lại sự thư giãn và cảm giác thoải mái giữa một xã hội chật chội hối hả ngày nay.
5. Phong cách thiết kế nội thất Indochine
Còn được gọi là phong cách nội thất Đông Dương, là sự hòa trộn của phong cách phương tây và phương đông cụ thể là Pháp và Trung – Ấn. Ở Việt Nam, phong cách Indochine mang khá nhiều đường nét và hơi hướng Trung Hoa do có sự pha trộn văn hóa từ 1000 năm đô hộ. Còn ở các nước Lào và Campuchia thì Indochine lại mang đường nét Ấn Độ nhiều hơn.
Phong cách này mang tới cho không gian những nét đẹp tuyệt vời từ sự cải tiến cái “cách tân” mà nước Pháp mang đến cho phù hợp với nền văn hóa bản địa. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những tấm bình phong, phản gỗ lớn hay những đường tròn mềm mại trên các cánh cửa. Tất cả đều rất mộc mạc quen thuộc nhưng vẫn mang cái chất của nghệ thuật kiến trúc giao thoa hai miền Đông Tây. Các vật liệu được ưa chuộng sử dụng là gỗ, mây, tre,… đều rất đặc trưng của vùng nhiệt đới. Đi kèm với đó là các tông màu ấm nóng như nâu, vàng, cam,…
Hiện nay, các nhà thiết kế và kiến trúc sư sử dụng rất nhiều các họa tiết đa dạng cho phong cách Indochine. Từ hình thú, hoa văn truyền thống, tượng phật, hoa lá nhiệt đới,… Một điểm khá đặc trưng nữa của Indochine đó là những viên gạch bông lát sàn đậm chất Pháp khiến cho không gian của bạn tinh tế hơn rất nhiều.
6. Phong cách Rustic
Phong cách thiết kế nội thất được ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước, khởi nguồn từ nữ hoàng Marilyn Monroe và lan rộng ra khắp khu vực Bắc Âu. Phong cách này chuộng các nguyên vật liệu từ tự nhiên, đặc biệt là gỗ và đá thô bởi đó là các vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên. Gỗ và đá bên ngoài kết hợp cùng với những đồ nội thất hiện đại khiến cho không gian không quá sang trọng mà vẫn mang đậm nét giản dị mộc mạc, mang đến sự ấm áp, thoải mái cho không gian sống của bạn.
Màu sắc chủ đạo cho phong cách thiết kế này là những màu nhạt, gần với thiên nhiên như xanh của đá, vàng của gỗ, màu ghi,… Ngày nay phong cách Rustic đã phát triển hơn và hiện đại hơn những vẫn mang những nét đặc trưng của nó, có thể kể đến một số xu hướng như Rustic cổ điển, Rustic hiện đại, Rustic wedding,…
7. Phong cách Retro
Retro là từ rút gọn của từ Retrospective, nghĩa là hồi tưởng về quá khứ. Phong cách thiết kế này có nguồn gốc từ Bắc Âu và trở nên thịnh hành vào những năm 50 của thế kỉ XX. Vào thời gian này, đồ nội thất đã được thiết kế theo xu hướng hiện đại hơn, sử dụng các đường cong, hình tròn, hình chữ nhật với những tông màu sáng như vàng, cam, đỏ, be,…
Phong cách thiết kế nội thất này vừa mang đến sự hoài cổ nhưng theo hướng hiện đại và hợp thời hơn, không còn rườm rà phức tạp mà trở nên ngăn nắp, gọn gàng, hiện đại.
8. Phong cách đồng quê
Phong cách thiết kế kiến trúc đồng quê là một sự kết hợp các kiểu kiến trúc từ khắp các vùng miền quê yên bình ở Châu Âu. Phong cách này thích hợp với những người thích sự yên bình, trong lành, dịu dàng của vùng quê nhưng cũng không kém phần lãng mạng.
Chất liệu chủ đạo của phong cách đồng quê là những tấm gỗ lớn, thường là gỗ thông, kết hợp với không gian sống mở, gần gũi với thiên nhiên. Kết hợp với các đồ vật trang trí khác trong nhà, nhất là rèm cửa với những kiểu dáng hoa văn đa dạng có phần hơi diêm dúa. Hình ảnh hoa có thể xuất hiện tràn ngập khắp căn nhà, từ hoa tươi, hoa văn trên tường nhà, rèm cửa, của thảm, sofa,…
9. Phong cách Hitech
HiTech là viết tắt của cụm từ High Technology (công nghệ cao), đúng như tên gọi của nó thì phong cách thiết kế này chủ yếu sử dụng các đồ công nghệ cao trong nội thất. Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ 20 nhưng đến tận ngày nay phong cách này mới được ưa chuộng, do sự phát triển về công nghệ càng ngày càng phát triển hơn. Phong cách này thích hợp với những người đam mê công nghệ, thích sự tiện lợi và ngăn nắp. Màu sắc của phong cách này vô cùng đơn giản với 3 màu thường thấy là đen, xám và trắng làm tăng tính tương phản và nổi bật lên tính thẩm mỹ của các món đồ công nghệ.
Phong cách Hi Tech được xem như một nhánh của phong cách thiết kế nội thất hiện đại, sử dụng chủ yếu là các đường thẳng và mặt phẳng, đem lại hiệu ứng thị giác mạnh. Phong cách này hướng đến sự tối giản, càng ít càng đẹp, nhưng vẫn phải đảm bảo được tiện nghi do công nghệ đem lại. Tất cả các đồ nội thất sẽ có nhiều hơn một công năng, không có đô vật nào chỉ dùng để trang trí không cả.
10. Phong cách đương đại
Phong cách đương đại chính là một phần nằm trong phong cách thiết kế hiện đại, thể hiện được những yếu tố cập nhập nổi bất nhất của thiết kế hiện đại trong thời kỳ đó. Nó đại diện cho những sự sáng tạo, các xu hướng thiết kế đã từng diễn ra trong quá trình phát triển của phong cách thiết kế hiện đại.
Cụ thể như hiện tại có một căn phòng được thiết kế theo phong cách hiện đại, với những đồ nội thất, thiết kế không gian sống hợp thời, thì khoảng 10 năm sau thiết kế này sẽ trở thành thiết kế đương đại, là biểu trưng cho các xu hướng thiết kế của thời kỳ này.
11. Phong cách nội thất Bắc Âu
Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu hay còn gọi là phong cách Scandinavian, một phong cách kết hợp cả 3 yếu tố: đẹp – tối giản – tiện dụng. Phong cách này được công nhận vào những năm 1950, trước đó người ta gọi kiểu thiết kế này là thiết kế dân chủ, thời kỳ này nội thất còn sử dụng nhiều các nguyên liệu tự nhiên, giá cả phải chăng nên được nhiều người ưa thích. Phong cách này phù hợp với những căn phòng có không gian nhỏ, nhưng vẫn muốn có sự rộng rãi, thoáng mát, tạo được sự thoải mái.
Các vật liệu thiết kế nội thất thường thấy trong phong cách này là da và lông thú, có thể có cả gỗ tự nhiên cùng tông màu sáng trắng. Tận dụng mọi nguồn ánh sáng tự nhiên để không gian sống mở hơn mà vẫn đảm bảo tính riêng tư, mang lại cảm giác yên bình thư giãn.
12. Phong cách Romanticism
Cái tên romanticism đã nói lên được cảm hứng của kiểu thiết kế nội thất này, đó là hướng tới sự lãng mạn, vừa ngọt ngào, vừa nồng cháy của tình yêu. Phong cách Romanticism lấy cảm hứng từ triết học lãng mạn Pháp kết hợp cùng với sự tối giản mà hiện đại, đảm bảo nguyên tắc “không gian sống phải đáp ứng được cảm xúc của chủ nhân”. Phong cách này rất phù hợp cho những đôi vợ chồng trẻ mới cưới.
Màu sắc chủ đạo là hồng, trắng, và tím rất nhẹ nhàng và nịnh mắt, tạo nên không gian quyến rũ, thu hút. Mặc dù hướng tới sự tối giản nhưng, đồ nội thất phải được lựa chọn tỉ mỉ, từng chi tiết đều phải thể hiện sự lãng mạn. Các chất liệu hướng tới sự mềm mại từ chất liệu cho tới các góc cạnh, thường bo tròn hoặc chạm khắc uốn lượn.
Hy vọng với bài viết trên đây các bạn có thể tìm ra được các phong cách thiết kế nội thất phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Chúc các bạn sớm hoàn thiện được không gian mơ ước và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.
Xem thêm: