Kinh nghiệm quan trọng khi xây dựng nhà bán hầm không thể bỏ qua

Khi chúng ta sở hữu một mảnh đất không mấy rộng rãi, việc lựa chọn xây dựng thêm tầng hầm hoặc tầng bán hầm là một giải pháp tốt giúp gia tăng diện tích sử dụng thực tế. Vậy những căn nhà bán hầm có gì đặc biệt? Cần chú ý những tiêu chuẩn nào khi xây dựng loại nhà này ?…..Hãy để kientrucvn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích qua bài viết này nhé!

Phân biệt tầng hầm và tầng bán hầm trong những căn nhà hiện đại

Tầng hầm được hiểu là một tầng nhà, nơi có chiều cao có nhiều hơn 50% nằm bên dưới mặt đất đặt toàn bộ công trình. Hiểu theo nghĩa đơn giản, thì đây chính là tầng được đặt âm dưới mặt đất và thường có không gian rất tối, không thông thoáng.

Từ định nghĩa của tầng hầm, chúng ta có thể dễ dàng suy luận ra được tầng bán hầm là gì. Đây chính là tầng có ½ chiều cao nằm phía trên mặt đất đặt công trình, và ½ còn lại nằm dưới mặt đất.

Ở trong các công trình nhà ở, tầng bán hầm cũng như tầng hầm thường được sử dụng với mục đích phổ biến nhất là gara để xe, ngoài ra không gian đặc biệt này cũng được nhiều gia chủ biến tấu thành hầm rượu hoặc phòng karaoke……

Những ưu nhược điểm của thiết kế nhà có tầng hầm

Ưu điểm của tầng bán hầm

Những ưu điểm của nhà bán hầm
Những ưu điểm của nhà bán hầm

Không phải ngẫu nhiên mà thiết kế tầng bán hầm lại khá được ưa chuộng sử dụng ở nhiều căn nhà đến như vậy. Chúng mang những ưu điểm nổi trội của một thiết kế có tính ứng dụng cao và hiện đại như:

– Tạo ra thêm không gian sử dụng thực tế cho những công trình có diện tích khiêm tốn.

– Giải quyết được vấn đề chỗ để xe, đỗ xe trong hoàn cảnh đất chật người đông ở các thành phố lớn.

– Không chỉ là phương án tốt với những ngôi nhà thiếu diện tích, với những căn biệt thự thì tầng bán hầm cũng là nơi lý tưởng để bố trí thành những không gian chức năng tuyệt vời.

– Về mặt thẩm mỹ, tầng bán hầm giúp cho căn nhà có một vẻ đẹp tinh tế và hiện đại. Nó cũng là một nét độc đáo riêng mà những mẫu nhà ở truyền thống không hề có.

Nhược điểm của tầng bán hầm

Nhược điểm duy nhất của nhà bán hầm đó chính là chi phí đắt đỏ
Nhược điểm duy nhất của nhà bán hầm đó chính là chi phí đắt đỏ

Nhược điểm lớn nhất của tầng bán hầm có lẽ là chi phí thi công cao hơn hẳn so với những căn nhà thông thường không sử dụng hầm khác.

Mức chênh lệch chi phí này đến từ điều kiện khắt khe của những vật liệu chống thấm, độ dốc và các yếu tố kỹ thuật phức tạp khác. Độ sâu của tầng hầm hoặc bán hầm càng lớn thì chi phí gia chủ phải bỏ ra cũng càng nhiều.

Những quy định khi làm tầng bán hầm cho căn nhà của bạn

Để đảm bảo an toàn cũng như sự thoải mái và tiện lợi khi sử dụng tầng bán hầm trong cuộc sống hàng ngày, bạn nhất định phải tuân thủ những quy chuẩn bắt buộc khi thi công không gian đặc biệt này.

Chiều cao tối thiểu

Theo quy định mới nhất của Bộ Xây Dựng, chiều cao tầng hầm và tầng bán hầm tối thiểu là 2.2m. Phần nổi của tầng bán hầm sẽ có chiều cao không được phép vượt quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè nơi xây dựng.

Đây là những quy định về chiều cao tối thiểu mà chúng ta cần tuân theo khi xây dựng tầng bán hầm. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của vị trí từng căn nhà mà các kiến trúc sư sẽ tư vấn cho ra chủ và đưa ra một phương án phù hợp nhất.

Quy định về số tầng hầm

Các công trình sẽ không được phép xây dựng số tầng hầm lớn hơn năm tầng. Đối với các công trình lớn như tòa nhà, trung tâm thương mại sẽ được phép xây dựng từ 2-3 tầng hầm để xe tùy vào diện tích công trình. Đối với các công trình nhà ở dân dụng, số tầng hầm được cho phép là 1 tầng.

Độ dốc của các tầng hầm

Độ dốc của căn hầm hoặc bán hầm sẽ không được phép vượt quá 20% chiều sâu của căn hầm hoặc bán hầm đó. Thông số độ cao từ mép cửa hầm phải vuông góc so với bề mặt của dốc hầm.

Với những ngôi nhà phố có diện tích nhỏ hẹp mà lối đi lại ngay sát mặt đường, độ dốc cho phép thường sẽ là trong khoảng từ 20-25%

Các quy định trong quá trình xây dựng nhà bán hầm

Độ sâu cần đào khi xây dựng tầng bán hầm là =< 1,5m so với bề mặt đất tự nhiên. Bạn sẽ phải đào cả công trình với độ sâu trung bình đến đáy móng sẽ là 3m để đạt được tiêu chuẩn trên.

Khu vực nền và các vách của bán hầm cần được sử dụng bê tông cốt thép dày 20cm. Điều này nhằm đảm bảo sự chống thấm từ các đường ống nước và đường nước thải của những nhà liền kề. Các kỹ thuật xử lý chống thấm cũng cần được thực hiện nghiêm ngặt.

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà bán hầm
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà bán hầm

Cần thiết kế những rãnh thoát nước dẫn thằng đến lỗ thoát nước, đồng thời bố trí bơm nước ở vị trí lỗ thoát nước để có thể kịp thời bơm ngược nước ra khỏi nhà khi có mưa bão quá lớn với lượng nước nhiều.

Các hệ thống chiếu sáng và thông khí cần được bố trí hợp lý để tạo nên sự thoải mái nhất trong quá trình sử dụng.

Đó là những chú ý quan trọng nhất khi bạn có ý định xây dựng một căn nhà bán hầm. Hãy tuân thủ nghiêm túc những quy chuẩn quy định này để có thể đảm bảo được sự an toàn và hạn chế các rủi ro một cách tối đa khi sử dụng bán hầm.

5/5 - (2 bình chọn)

Nguyễn Thu Thảo

Là người đam mê những nét đẹp của kiến trúc hiện đại, tôi muốn chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm setup không gian cực hay được tổng hợp!