Quy trình thiết kế nội thất từ A-Z của một kiến trúc sư chuyên nghiệp
Trong mọi công việc, chúng ta luôn cần có một quy trình cụ thể và rõ ràng để đạt được một hiệu quả cao nhất. Thiết kế nội thất cũng không ngoại lệ, mỗi khi bắt tay vào một dự án, các kiến trúc sư thường có một quy trình – quy chuẩn riêng của mình để thực hiện công việc một cách nhanh chóng, bài bản và chuyên nghiệp nhất. Hãy cùng với kientrucvn tìm hiểu những bước cơ bản của một quy trình thiết kế nội thất, để cùng hiểu và nắm rõ quá trình thực hiện công việc này.
Quy trình thiết kế nội thất không chỉ đơn giản là nhận tiền, thiết kế và bàn giao bản vẽ cho đơn vị thi công. Nó là một quá trình tỉ mỉ bằng các khâu chuẩn bị kỹ lưỡng với các bước sau đây!
1. Gặp gỡ khách hàng, tiếp nhận thông tin và thảo luận về ý tưởng thiết kế
Là bước đầu tiên nhưng cũng là khâu vô cùng quan trọng, quá trình gặp gỡ khách hàng khi nhận được yêu cầu thiết kế là một bước không thể thiếu để kiến trúc sư có thể thấu hiểu nguyện vọng và yêu cầu của khách hàng. Ở buổi gặp gỡ này, hai bên sẽ cùng thảo luận về sở thích, mục đích và số người sử dụng, các yếu tố kỹ thuật cần thiết để từ đó có thể thống nhất được phong cách thiết kế chủ đạo, các vật liệu sử dụng cũng như chi phí thiết kế dự trù.
Buổi gặp gỡ này giúp cho các kiến trúc sư có thể đưa ra bản thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của khách hàng đồng thời tránh được những hiểu lầm và sai sót không đáng có.
2. Khảo sát và kiểm tra mặt bằng
Sau khi đã thống nhất với khách hàng về phương án thiết kế, kiến trúc sư sẽ dành ra một vài buổi để đến trực tiếp mặt bằng thi công và khảo sát. Tại đây, kiến trúc sư sẽ thực hiện việc đo đạc các kích thước cụ thể một cách chính xác nhất. Đồng thời nắm được tính chất không gian, thực hiện đo vẽ cẩn thận.
Quá trình khảo sát giúp cho kiến trúc sư nắm rõ được thực trạng của mặt bằng từ đó đưa ra phương án thiết kế và thi công khả thi nhất.
3. Soạn thảo và ký kết hợp đồng giữa hai bên
Sau khi đã hiểu rõ nhu cầu của khách hàng cũng như đã có được phương án thiết kế hợp lý, việc ký kết hợp đồng thiết kế sẽ được diễn ra cùng với việc đặt cọc chi phí (thường sẽ là 50 phần trăm giá trị của hợp đồng).
Một hợp đồng thiết kế thường sẽ có các mục được xác định cụ thể như:
- Các hạng mục thiết kế
- Phong cách chủ đạo của từng hạng mục
- Tiến độ của quá trình thiết kế và tiến độ thanh toán của khách hàng
- Tổng chi phí thiết kế
- Các điều khoản bồi thường hợp đồng nếu một trong hai bên vi phạm
- Các khoản khuyến mãi (Nếu có)
- Cam kết
3. Xây dựng concept và thiết kế 2D
Sau khi ký kết hợp đồng, kiến trúc sư sẽ lên concept của các hạng mục thiết kế và làm bản thiết kế 2D. Bản thiết kế 2D sẽ thể hiện rõ cách chia các vùng không gian cũng như cách sắp đặt và bố trí đồ đạc một cách cụ thể với kích thước rõ ràng.
Ngoài ra kế hoạch về phong cách nội thất và vật liệu sử dụng cũng được trình bày rõ ràng cho khách hàng.
Quá trình xây dựng bản thiết kế mặt bằng 2D cũng cần có sự tham khảo và lấy ý kiến của khách hàng để đáp ứng được những nguyện vọng, yêu cầu mà khách hàng mong muốn.
4. Dựng bản thiết kế nội thất 3D
Sau khi thống nhất và hoàn thiện bản vẽ 2D với khách hàng, kiến trúc sư sẽ tiến hành dựng thiết kế 3D trên phần mềm để khách hàng có được cái nhìn trực quan nhất về không gian, cách bố trí đồ đạc, màu sắc chủ đạo cũng như vật liệu thiết kế.
Bản thiết kế này bám rất sát bản thiết kế 2D và các yêu cầu mà khách hàng đưa ra trong các quá trình trước đó để đảm bảo độ hài lòng tối đa của khách hàng. Bản vẽ 3D sẽ thể hiện thực tế nhất những gì có trong ngôi nhà, từ màu sắc, thiết kế nội thất, ánh sáng, trần đèn, điều hòa,…. Đây là điều tuyệt vời mà 2D khó có thể mang lại cho khách hàng.
5. Trình bày rõ với khách hàng về phương án
Sau khi hoàn thiện bản thiết kế 3D, kiến trúc sư sẽ gặp gỡ và trình bày rõ với khách hàng về phương án thực hiện, các vật liệu sẽ được sử dụng cho từng không gian thiết kế để khách hàng có được cái nhìn tổng thể.
Đây cũng là quá trình tiếp thu ý kiến của khách hàng và thực hiện chỉnh sửa thiết kế sao cho phù hợp.
6. Chính thức thành lập hồ sơ kỹ thuật
Hồ sơ kỹ thuật và bản vẽ sẽ được kiến trúc sư bàn giao cho khách hàng. Trong bộ hồ sơ khách hàng có thể theo dõi được vị trí cụ thể của các đồ nội thất, vật liệu sử dụng, bảng màu của từng mẫu đồ dùng, kích thước chính xác và vị trí của các đồ dùng, vị trí các công tắc ổ điện v.v………
Tất cả các thông tin về những hạng mục và vật liệu thi công sẽ có cụ thể trong bộ hồ sơ này để khách hàng tiện theo dõi.
7. Thành lập bảng dự toán theo khối lượng và hạng mục thiết kế
Đây chính là bảng báo giá của các hạng mục thi công công trình gồm các chi phí như: chi phí về các loại vật tư với khối lượng sử dụng cụ thể, chi phí về các thiết bị và đồ dùng nội thất, chi phí về các hạng mục trang trí, chi phí thuê nhân công v.v… Các chi phí này thường sẽ được dự toán dựa trên giá thực tế thị trường, được các đối tác của đơn vị thiết kế báo giá. Đa phần các chủ đầu tư sẽ lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công là 1 để có sự chỉnh chu, trách nhiệm trong từng hạng mục.
Sau khi hoàn thiện bản chi phí này sẽ được gửi kèm hồ sơ kỹ thuật cho khách hàng dưới dạng bản cứng và cả bản mềm. Khi quá trình nhiệm thu thiết kế kết thúc, kiến trúc sư sẽ chốt lại hợp đồng với khách hàng và yêu cầu khách hàng thanh toán nốt phần còn lại của hợp đồng.
Dù bạn là kiến trúc sư hay khách hàng thì cũng cần nắm rõ quy trình thiết kế nội thất để việc hợp tác giữa hai bên diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất. Quy trình này không chỉ giúp quá trình thiết kế trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn mà còn giúp cho bạn giả quyết các đầu mục công việc một cách có hệ thống và nhanh gọn hơn rất nhiều so với các làm việc tự phát không theo một quy trình nào.
Xem thêm: